Kỹ thuật chuyên dụng cho một thước phim timelapse xúc cảm

Timelapse hiện nay được ứng dụng trong hoạt động điện ảnh và truyền thông. Mỗi lĩnh vực sẽ có một đặc thù nhất định mà cần có thủ thuật sử dụng phù hợp. Người dùng cần hiểu rõ để những thước phim thu được mang đủ xúc cảm và phù hợp mục đích.

Thước phim timelapse từ thiết bị Auto Timelapse ghi dấu khoảnh khắc thay đổi cảnh 

1.Chế độ M:

 Chọn exposure thích hợp cho cảnh chụp và giữ thông số (Tốc độ và khẩu độ) luôn cố định cho tất cả các frame. Khi ánh sáng môi trường thay đổi, bạn sẽ thấy rõ sự thay đổi này. Còn nếu để Auto, Av hay Tv thì các frame lúc nào cũng sáng đều hoặc thậm chí là frame tối frame sáng không đều, không liền mạch và đương nhiên không còn nhận thấy sự biến đổi “mượt mà” khi ánh sáng tự nhiên thay đổi.


2. ISO:

 Cố định trong suốt quá trình chụp, chỉ khi nào qua một shot khác mới nên thay đổi ISO. Điều đặc biệt ở chỗ, bình thường ai cũng khuyên bạn nên chụp ảnh ở ISO thấp nhất có thể để hạn chế noise (nhiễu), đều này hợp lý. Nhưng nhiều khi chụp trời tối và bạn phải mở khẩu độ hết cỡ mà vẫn chưa đủ sáng, đừng ngần ngại tăng ISO lên 1.600, cho dù có noise đấy nhưng khi bạn resize frame ảnh JPEG từ 2K/3K/4K/5K xuống Full HD (1920 px) thì cũng đã giúp khử noise rồi, hơn nữa tiết tấu của Thước phim timelapse rất nhanh, sự tập trung của người xem sẽ không còn chỗ cho noise nữa đâu.

Timelapse rút ngắn khoảnh khắc thiên nhiên trong khoảng thời gian ngắn tạo xúc cảm người xem


3. Thước phim timelapse cần có White Balance (WB) cố định:

 Không nên dùng Auto WB vì rất dễ làm các frame hình có tông màu khác nhau, dẫn đến clip thành phẩm nhìn sẽ không đồng màu.
Độ phân giải ảnh: Như đã nói ở trên, khi chụp Thước phim timelapse, bạn có thể chụp ở độ phân giải cao nhất của máy và clip thành phẩm sẽ có độ phân giải “khủng” 4K hoặc 5K, hơn rất nhiều so với quay video (Full HD). Tuy nhiên, bạn chỉ nên chụp JPEG chứ đừng chụp RAW vì sẽ rất tốn dung lượng thẻ nhớ, tốn pin, máy buffer chậm và lưu file không kịp. Mình thường để tùy chọn chất lượng ảnh là S (tầm 2K pixel) vì đa số clip Time-lapse thành phẩm của mình là Full HD (1920×1080).

4. Auto focus (AF) hay Manual Focus (MF)? 

Giả sử lúc đang chụp có con chim hay chiếc lá bay qua, nếu để AF (tự động lấy nét) thì DOF (độ sâu trường ảnh) tại frame đó sẽ khác những frame còn lại, hơn nữa lại tốn thời gian và pin để focus. Cho nên câu trả lời nhất định là MF (lấy nét thủ công). Thực ra, bạn nên AF trước khi chụp, sau đó chuyển qua MF rồi cứ thế mà bấm. Còn nếu bạn có thể lấy nét chính xác bằng tay với MF thì quá tốt và bạn sẽ càng có thể lợi thế để thực hiện thủ thuật ở phần 9a bên dưới.

5. Exposure time vs. Time interval: 

Bạn nên giảm thời gian delay giữa các frame (tức là thời gian từ lúc kết thúc frame này đến khi bắt đầu frame kế tiếp), như vậy video sẽ mượt hơn, ko bị cảm giác “nấc cục”. Nên chỉnh exposure time sao cho gần bằng interval time, giả sử exposure time là 1.6 giây thì time interval nên là 2 giây, coi như chỉ cho máy có 0.4 giây để “nghỉ ngơi”

6.  Thước phim timelapse cần có FPS (frame per second): 

Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến chất lượng của một Thước phim timelapse. Mình thường chọn 25 – 30 fps. Đối với những cảnh có chuyển động nhanh, bạn chỉ nên làm FPS cao khi thời gian delay giữa các frame thật ngắn, nếu không thì người xem sẽ chóng mặt lắm. Còn những cảnh như chụp hoa nở như mình nói ở trên thì ngược lại, thời gian delay phải tương đối dài (5-10 phút) vì hoa nở rất rất chậm. Tưởng chừng như việc xác định FPS này là thuộc về khâu Xử lý hậu kỳ, những thực ra ngay từ trước khi chụp time-lapse, bạn cần xác định FPS sẽ là bao nhiêu vì nó sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tổng thể của cả clip, từ đó mình sẽ quyết định được cả exposure time lẫn time interval là bao nhiêu cho vừa phải.

Thiết bị Auto Timelapse ghi lại thời gian trong ngày tại Chợ Nổi Cái Răng (Cần Thơ)

7. Một số setting cơ bản và điển hình khi dùng Timer remote (bạn có thể tùy chỉnh cho đúng ý đồ của mình):

Phơi sáng ban đêm: exposure time 1.6 giây, time interval 2 giây.
Đường phố ban ngày: exposure time 1/100 giây hoặc 1/20 giây (để có motion blur), time interval 1 giây.
Hoa nở: exposure time 1/60 giây, time interval 5 – 10 phút.
Mây: exposure time 1/60 giây, time interval 2 – 5 giây.
Thác nước (motion blur): exposure time 0.5 giây, time interval 1 giây.
Công trường hoặc cảnh dàn dựng sân khấu: exposure time 1/50 giây, time interval từ 5 giây trở lên.
Dòng người di chuyển (motion blur): exposure time 0.6 – 1.6 giây, time interval từ 1 – 2 giây trở lên.

8. Khi dùng Wired remote: 

Chụp với exposure time tương tự như ở trên, còn time interval thì bạn không cần quan tâm nữa. Bạn chỉnh camera ở chế độ Continuous và Lock phím chụp trên remote. Cách này có hạn chế là bạn phải tự đếm số lượng frame đã chụp để dừng lại cho đúng lúc vì camera chỉ biết “bắn” và “bắn” liên tục thôi. Nhưng lợi ích rất lớn là làm cho video rất mượt vì mọi chuyển động sẽ liên tục và ít bị đứt quãng, do thời gian delay giữa các frame là rất ngắn.

Thực tế, khi mình dùng cách này với Canon 60D (chất lượng JPEG: S1) thì có thể “bắn phá” vô tư, nhưng với Nikon D90 thì chỉ bắn được 100 frame liên tiếp thôi do bị giới hạn buffer. Tuy nhiên ngay lúc bị ngắt này, bạn chỉ cần Unlock nút chụp trên wired remote khoảng 1 giây sau đó Lock tiếp rồi cứ thế chụp tiếp thôi.

Tại Sao Phải Chụp Time-Lapse

Chụp bằng DSLR cho độ phân giải cao (4K, 5K) hơn nhiều so với quay phim (thường chỉ là Full HD); Chất lượng ảnh chụp luôn đẹp hơn so với quay phim đối với bất cứ máy ảnh DSLR nào. Có thể delay giữa các frame khi chụp, qua đó khi phát ở tốc độ 30 hình/giây, thời gian thực sẽ được tua nhanh, giúp tăng tốc những chuyển động bình thường vốn chậm hoặc rất chậm (mây bay, mặt trời mọc/lặn, đặc biệt là hoa nở).

Ví dụ, khi chụp Thước phim timelapse cảnh xe chạy ban đêm, cứ mỗi giây bạn chụp một ảnh, khi chiếu clip với tốc độ 30 fps, bạn đã “tăng tốc” cho xe cộ gấp 30 lần. Khi bạn chụp hoa nở, cứ mỗi 5 phút bạn chụp 1 ảnh, khi chiếu clip với tốc độ 30fps, bạn đã tua nhanh thời gian thực gấp: 5 x 60 giây x 30 fps = 9.000 lần. Trên hết, khi chụp time-lapse, bạn sẽ thấy được sự sôi động của cảnh chụp, nhấn mạnh hoặc có thể nói là phóng đại sự chuyển động và tốc độ, tạo cảm giác về sự năng động của khung cảnh.

Auto Timelapse – Kỹ thuật chuyên dụng cho một thước phim timelapse xúc cảm

Là bộ giải pháp giám sát ứng dụng trên nhiều lĩnh vực công trình xây dựng, nông nghiệp, du lịch trải nghiệm, an ninh dựa trên kỹ thuật timelapse nhưng được tự động hóa. Người dùng không cần phải tốn quá nhiều công sức chụp ảnh, di chuyển và xử lý thủ công vẫn có những thước phim chất lượng 2K, 4K, 6K. 

Auto Timelapse là bộ giải pháp công nghệ hữu ích, được nghiên cứu, tích hợp, chế tạo và phát triển tại Viện Nghiên cứu Công nghệ Không gian và Dưới nước với sự đồng hành đầu tư của Công ty I&I HITECH từ tháng 8/2017.

Audio Timelapse đã khẳng định tính tiên phong, sự khác biệt, độ tin cậy, tính thực tiến cao và được nhiều đối tác lớn trong nước áp dụng thành công như: Sungroup, Vingroup, Hòa Phát, Lotte, Hòa Bình, … với các dòng sản phẩm Auto timelapse Công trình xây dựng (ATL-C), quét địa hình 3D, công nghệ thực tế ảo VR360 phục vụ trọn gói các Dự án từ giai đoạn thiết lập, thi công cho đến hoàn thiện.
Auto Timelapse đã song hành cùng hàng trăm Dự án với mọi điều kiện thời tiết khí hậu , trải dài khắp lãnh thổ Việt Nam.

Auto Timelapse cũng đang hoàn thiện các phiên bản:
ATL-A ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao
ATL-E ứng dụng trong lĩnh vực môi trường
ATL-T ứng dụng trong lĩnh vực du lịch
ATL-S ứng dụng trong lĩnh vực an ninh

Bộ thiết bị ATL-C (Auto Timelapse ứng dụng công trình xây dựng

Thông tin liên hệ

Công ty Cổ phần sáng tạo và tích hợp công nghệ cao I&I

Điện thoại: (+84)886885808 – (+84)888985808

Email: autotimelapsevn@gmail.com

Link website: https://autotimelapse.com.

Autotimelapse - Giải pháp cập nhật tiến độ xây dựng công trình

Hotline: (+84)886885808 – (+84)888985808

Địa chỉ: Tòa nhà D8, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trần Đại Nghĩa, Hà Nội, Việt Nam

Email: autotimelapsevn@gmail.com

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCgRFxKxd2vt5gn_mbS1sJgA

call
zalo
zalo
FB