Trải nghiệm du lịch thực tế ảo vẻ đẹp văn hóa Chợ Nổi Cái Răng
Auto Timelapse là ứng dụng giúp Trải nghiệm du lịch thực tế ảo mang vẻ đẹp văn hoá đến gần hơn với du khách mọi nơi. Vẻ đẹp Chợ Nổi Cái Răng trở nên thật lung linh dưới góc máy của Auto Timelapse.
Mục lục
Trải nghiệm du lịch thực tế ảo
Vẻ đẹp các quốc gia Đông Nam Á luôn gắn liền với nét đa dạng, nhiều màu sắc; pha trộn mạnh mẽ các lớp văn hóa và đậm nét với hình ảnh nụ cười ấm áp, chân thành người dân bản địa.
Xu hướng phát triển du lịch hiện nay mang đến cho khu vực cơ hội trỗi dậy mạnh mẽ không chỉ lĩnh vực kinh tế mà còn sự định vị giá trị văn hóa, lịch sử. Văn hóa sông nước với hoạt động chợ nổi tại Đông Nam Á được xem như bảo tàng sống còn lưu giữ đến ngày nay; minh chứng cho mối liên kết sâu sắc và bức tranh văn hóa phát triển sôi động mà khu vực này đã và đang sỡ hữu.
Khám phá du lịch Thực tế ảo Đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Cửu Long, dải đất phù sa màu mỡ, chằn chịt hàng nghìn sông ngòi đan xen là nơi duy nhất Việt Nam sỡ hữu hoạt động chợ nổi, hay đúng hơn là văn hóa chợ nổi. Qua hàng trăm năm hình thành và phát triển đến nay, Chợ nổi Cái Răng nằm trên trục đường thủy sông Hậu-kênh xáng Xà No nên rất thuận lợi cho việc giao thương, buôn bán với các địa phương lân cận và cả vùng sông nước Cửu Long.
Đây là lí do khiến chợ nổi Cái Răng có quy mô lớn nhất, sầm uất nhất so với các chợ nổi trong vùng sông nước Cửu Long và luôn thu được sự đánh giá cao từ các chuyên gia quốc tế: Tạp chí du lịch Rough Guide của Anh Quốc bình chọn là một trong 10 khu chợ ấn tượng nhất thế giới và trang web du lịch nổi tiếng Youramazingplaces cũng bình chọn là 1 trong 5 chợ nổi đẹp, thú vị nhất khu vực Châu Á.
Văn hoá
Với gần 300 năm lịch sử mở đất, kể từ lúc thủ sở đạo Trấn Giang – đơn vị hành chính đầu tiên của Cần Thơ ra đời, cho đến thời kỳ kháng chiến giữ đất và phát triển – văn hóa sông nước, đã gắn liền và gần như phủ kín toàn bộ đời sống kinh tế – xã hội nơi đây.
Từ mùa nước nổi, cây lúa nổi, chợ nổi, căn cứ nổi thuở xa xưa, … đến sân khấu nổi, nhà hàng nổi, khách sạn nổi, tiệm tạp hóa nổi thời hiện đại… Đó chính là những dạng “đời sống – văn hóa nổi” đặc trưng của con người Nam Bộ.
Ngày nay khi đến đây du khách vẫn được trải nghiệm nét văn hóa này với lênh đênh trên những chiếc xuồng nhỏ và tấp vào những ghe, thuyền bán hàng từ ly cà phê, bát bún riêu bốc khói sáng sớm giữa sông nước và những tiếng gọi nhau mua hàng sôi động cả khúc sông.
Chất tình, hồn hậu người bản địa
Như soạn giả Nhâm Hùng – người có nhiều nghiên cứu về Cần Thơ, Hậu Giang, tác giả “Chợ nổi đồng bằng sông Cửu Long” (2009), cho biết: Đến chợ nổi, nhiều du khách rất ngạc nhiên khi chứng kiến cảnh tàu, ghe di chuyển nhiều lần va chạm nhau, nhưng không ai phiền hà; việc giao dịch trao đổi hàng hóa rất ít khi xảy ra cãi cọ, lại càng hiếm có chuyện xung đột, ẩu đả . Những nét đẹp ấy thể hiện tính tự quản của cộng đồng cư dân sông nước, góp phần làm cho chợ nổi Cái Răng tồn tại đến nay”.
Nguyên tắc mua bán ở chợ nổi là bớt kỳ kèo, bớt nói thách về giá cả để người bán và người mua đều có lợi, tiết kiệm được thời gian, hạn chế chi phí, đưa nhanh hàng hóa đến nơi cần thiết. Mọi người đều thấm nhuần các quy ước, thông lệ mua bán trên sông nên đã tự thỏa thuận, vạch ra một công thức, trật tự giao thương cho mình, trở thành “văn hóa chợ nổi”.
Theo Tiến sĩ Đào Ngọc Cảnh, do đặc thù của chợ nổi là giao dịch trên sông nước, cần nhanh gọn, linh hoạt nên các hoạt động giao thương ở đây được thực hiện trên nền tảng chữ “tín”, nghĩa là sự tin tưởng giữa người mua và người bán, không cần thương lượng phức tạp, không cần ký hợp đồng hoặc người làm chứng, nhưng rất ít xảy ra các vụ tranh chấp ở chợ nổi. Những đơn hàng trị giá hàng chục triệu đồng, khối lượng hàng hóa cả chục tấn cũng chỉ được giao dịch trực tiếp bằng miệng trong vài mươi phút.
Ảnh chợ nổi ATL
Cây “bẹo” nét đặc sắc, biểu trưng chợ Nổi Cái Răng
Tạp chí Lonely Planet Traveller đã ca ngợi: “ĐBSCL là nơi trải nghiệm cuộc sống sông nước – Với chợ nổi Cái Bè, chợ nổi Cái Răng, nơi ghe thuyền tấp nập mua bán, với ký hiệu từ cây sào treo mặt hàng cần bán, với các con thuyền chuyên chở cả nhà hàng ẩm thực xuôi ngược…”.
Ở giữa bốn bề sông nước, với hàng trăm ghe thuyền san sát, hình ảnh cây bẹo đã trở thành nét văn hóa của vùng sông nước, đồng thời là một phương thức tiếp thị và quảng cáo hàng hóa hết sức thú vị. Nhiều du khách khi đến chợ nổi đã tỏ ra rất thích thú với hình ảnh cây bẹo chào hàng.
Theo Tiến sĩ Đào Ngọc Cảnh, Khoa Khoa học xã hội và nhân văn, Trường Đại học Cần Thơ, ở chợ nổi Cái Răng hình thành một hình thức chào hàng khá độc đáo và đặc sắc. Ở chợ, người bán hàng thường sử dụng “cây bẹo.” Đây là một cây sào dài được dựng trên ghe thuyền dùng để treo các loại hàng hóa cần bán. Từ xa, người mua hàng có thể quan sát cây bẹo để biết ghe hàng nào bán thứ gì, từ đó họ sẽ tiếp cận và thương lượng mua bán rất dễ dàng, thuận tiện. Cây bẹo vừa có ý nghĩa chào hàng, vừa tạo cho khung cảnh chợ nổi thêm sinh động, đa sắc màu.
Trải nghiệm Du lịch trực tuyến VR360: LINK
Bảo tồn và phát triển
Bình quân mỗi ngày, chợ nổi Cái Răng có khoảng 300 – 350 ghe, tàu buôn bán kinh doanh. Chợ nổi Cái Răng không chỉ tạo điều kiện sinh sống cho người dân mà còn góp phần giữ gìn nét văn hóa truyền thống của Nam Bộ. Sức hút của chợ nổi Cái Răng đối với du khách chính là giữ gìn và phát huy được nét đặc trưng vùng sông nước sự đa dạng hàng hóa nơi đây với hơn 50.000 lượt khách tham quan hàng năm.
Năm 2016, Chợ Nổi được công nhận trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 829/QĐ-BVHTTDL (10/3/2016) làm nền tảng cho các chính sách bảo tổn và phát triển giá trị văn hóa, du lịch Chợ Nổi Cái Răng.
Để giữ gìn “hồn” cho chợ nổi và thúc đẩy hoạt động quảng bá ngày càng hiệu quả, các cơ quan hữu quan, chính quyền thành phố đã có nhiều động thái, kế hoạch cụ thể. Trong quá trình đầu tư và phát triển chợ nổi Cái Răng, thành phố Cần Thơ sẽ chú ý việc bảo tồn nguyên bản chợ nổi Cái Răng, không làm xáo trộn những hoạt động vốn có của chợ nổi đã được hình thành từ mấy trăm năm qua, để chợ nổi là sản phẩm du lịch độc đáo không chỉ của Cần Thơ mà của cả khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Ứng dụng Auto Timelapse trong du lịch thực tế ảo
Đồng thời, địa phương chủ trương cần tiếp tục nghiên cứu Không gian văn hóa Chợ nổi Cái Răng với các tập quán xã hội, tri thức dân gian, tín ngưỡng bản địa… của người dân sinh sống và sinh hoạt trong chợ nổi, làm cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu về sự thích ứng cũng như cách thức ứng xử hòa hợp của người dân với hoàn cảnh thiên nhiên, địa lý, thổ nhưỡng và môi trường xã hội nơi đây.
Có như vậy chợ nổi Cái Răng mới trở thành điểm đến tự hào không thể cưỡng lại của bất cứ ai từng ghé đến. Đối với các doanh nghiệp tư nhân vốn luôn nhanh nhạy với thị trường khi luôn có những giải pháp cập nhật xu hướng mới, thích ứng tình hình thị trường; ngay cả trong bối cảnh dịch bệnh covid-19 nhiều đơn vị đã nhanh chóng triển khai hình thức trải nghiệm du lịch mới và sáng tạo
Tính ứng dụng thậm chí có thể phát triển về lâu dài như bộ giải pháp trải nghiệm du lịch ATL-T (Auto Timelapse – Travel) do công ty Cổ phần Sáng tạo và Tích hợp Công nghệ cao (I&I).
Điểm nổi bật của Auto timlapse
Với giải pháp ATL-T người dùng có thể trải nghiệm không gian văn hóa bản địa từ xa thông qua công nghệ VR360 và thông tin được truyền đạt sống động qua hướng dẫn viên thực tế ảo mang đến cảm giác chân thật với định dạng hình ảnh chất lượng cao (2K, 4K, 6K).
Trải nghiệm thiên nhiên, con người bản địa và những khoảng khắc đẹp nhất của địa điểm du lịch qua thước phim highlight và dễ dàng quan sát sự biến chuyển qua thời gian của khu du lịch và môi trường xung quanh qua clip timelapse.
Autotimelapse - Giải pháp cập nhật tiến độ xây dựng công trình
Hotline: (+84)886885808 – (+84)888985808
Địa chỉ: Tòa nhà D8, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trần Đại Nghĩa, Hà Nội, Việt Nam
Email: autotimelapsevn@gmail.com
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCgRFxKxd2vt5gn_mbS1sJgA