Fps là gì? Fps trong video: thông số kỹ thuật khi dựng phim timelapse

Fps là một trong những thuật ngữ xuất hiện nhiều trong quay dựng phim đặc biệt là phim hoạt hình, thiết kế game,… Vậy thực chất fps là gì, ứng dụng của fps ra sao, cùng Auto Timelapse tìm hiểu nhé!

Khái niệm fps là gì trong quay dựng phim timelapse

Trả lời cho câu hỏi fps là gì, Auto Timelapse đưa ra định nghĩa: FPS (Frame per second) dịch ra tiếng Việt là số khung hình trên giây là đơn vị đo có bao nhiêu tấm hình xuất hiện trong một giây. Số khung hình xuất hiên trên một giây càng lớn thì chuyển động càng mượt mà. 

Cùng lấy một ví dụ để bạn đọc có thể hình dung rõ hơn về khái niệm fps là gì. Với một bông hoa, nếu bạn chụp liên tiếp ảnh trong suốt quá trình hoa nở với tần suất 5 phút/tấm, sau đó dựng video timelapse với chế độ 30 fps/s thì tức là video đó bông hoa nở nhanh gấp:

5 (phút/tấm) x 60 (giây) x 30 (fps/s) = 9000 (lần). 

Timelapse là gì? Các thông số kỹ thuật trong phim timelapse

Timelapse là gì?

Timelapse là công nghệ quay chụp một sự vật hiện tượng nào đó liên tiếp nhiều bức ảnh cách đều nhau một khoảng thời gian nhất định. Từ những bức ảnh chụp được, người ta ghép thành video timelapse – video mà mọi chuyển động sẽ diễn ra nhanh hơn so với bình thường. Tốc độ của video phụ thuộc vào khoảnh thời gian giữa hai bức hình, khoảng cách giữa 2 lần chụp càng lớn, tốc độ càng tăng nhanh hơn so với tốc độ bình thường. 

Các thông số kỹ thuật trong phim timelapse

Chế độ M

 Chọn exposure thích hợp cho cảnh chụp và giữ nguyên thông số (Tốc độ và khẩu độ) luôn cố định cho tất cả các frame, khi ánh sáng môi trường thay đổi, bạn sẽ thấy rõ sự thay đổi này. Còn nếu để Auto, Av hay Tv thì các frame lúc nào cũng sáng đều hoặc thấm chí là frame tối frame sáng không đều hoặc không liền mạch, và đương nhiên sẽ không còn nhận thấy sự biến đổi “mượt mà” khi ánh sáng môi trường thay đổi.

ISO

Cố định trong suốt quá trình chụp, chỉ khi nào qua 1 shot khác mới nên thay đổi ISO. Điều đặc biệt là ở chỗ: bình thường ai cũng sẽ khuyên bạn nên chụp ảnh ở ISO thấp nhất có thể để hạn chế noise, đều này hoàn toàn hợp lý.

Nhưng nhiều khi chụp trời tối và bạn phải mở khẩu độ hết cỡ mà vẫn chưa đủ sáng, thì cũng đừng ngần ngại tăng ISO lên 1600, cho dù có noise đấy nhưng khi bạn resize frame ảnh JPEG từ 2K/3K/4K/5K xuống Full HD (1920px) thì cũng đã giúp khử noise rồi, hơn nữa tiết tấu của clip Timelapse rất nhanh, sự tập trung của người xem sẽ không còn chỗ cho noise nữa đâu.

White Balance (WB) cố định

Không nên dùng Auto WB vì rất dễ làm các frame hình có tông màu khác nhau, dẫn đến clip thành phẩm nhìn sẽ không đồng màu. Tuy nhiên, các dòng máy mới hiện nay đã được cải thiện khả năng AWB rất chính xác nên bạn có thể thử, đặc biệt là chụp những cảnh chuyển trời bình minh & hoàng hôn

Độ phân giải ảnh

Như đã nói ở trên, khi chụp Timelapse, bạn có thể chụp ở độ phân giải cao nhất của máy, như vậy clip thành phẩm sẽ có độ phân giải “khủng” 4K hoặc 5K, hơn rất nhiều so với quay video (Full HD). Tuy nhiên, chỉ nên chụp JPEG chứ đừng chụp RAW vì sẽ rất tốn dung lượng thẻ nhớ, tốn pin, máy buffer chậm và lưu file không kịp. Mình thường để tùy chọn chất lượng ảnh là S (tầm 2K pixel) vì hầu hết clip Timelapse thành phẩm của mình chỉ là Full HD (1920×1080).

Auto focus (AF) hay Manual focus (MF) ?

 Giả sử lúc đang chụp có con chim hay chiếc lá bay qua, nếu để AF thì DOF tại frame đó sẽ khác những frame còn lại, hơn nữa lại tốn thời gian và pin để focus nữa. Cho nên câu trả lời nhất định là MF. Thực ra thì bạn nên AF trước khi chụp, sau đó chuyển qua MF rồi cứ thế mà “phạch phạch” hoặc “chẹt chẹt” thui. Còn nếu bạn có thể focus chính xác bằng tay với MF thì quá tốt rồi, và bạn sẽ càng có thể lợi thế để thực hiện thủ thuật ở phần 9a bên dưới.

Exposure time vs. Time interval

Bạn nên giảm thời gian delay giữa các frame (tức là thời gian từ lúc kết thúc frame này đến khi bắt đầu frame kế tiếp), như vậy video TL sẽ mướt (smooth) hơn, ko bị cảm giác “nấc cục”. Nên chỉnh exposure time sao cho gần bằng interval time, giả sử exposure time là 1.6 giây thì time interval nên là 2 giây, coi như chỉ cho máy có 0.4 giây để “nghỉ ngơi”. Thực tế, khi mình chụp TL thì thường cho máy ko còn thời gian để “thở” luôn, cứ “phạch phạch” liên tục cho đủ số lượng frame cần thiết mới dừng.

FPS (Frame per second)

Như đã nhắc ngay đầu bài viết, đây cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến chất lượng của 1 clip Timelapse, mình thường làm 25 – 30fps. Tuy nhiên, đối với những cảnh có chuyển động nhanh, bạn chỉ nên làm FPS cao khi thời gian delay giữa các frame thật ngắn, nếu không thì người xem sẽ chóng mặt và buồn nôn lắm.

Còn những cảnh như chụp hoa nở thì ngược lại, thời gian delay phải tương đối dài (5-10 phút) vì hoa nở rất rất chậm. Tưởng chừng như việc xác định FPS này là thuộc về khâu Xử lý hậu kỳ, những thực ra ngay từ trước khi chụp Timelapse, bạn cần xác định rõ FPS sẽ là bao nhiêu, vì nó sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tổng thể của cả clip TL, từ đó mình sẽ quyết định được cả exposure time lẫn time interval là bao nhiêu cho vừa phải.

Autotimelapse - Giải pháp cập nhật tiến độ xây dựng công trình

Hotline: (+84)886885808 – (+84)888985808

Địa chỉ: Tòa nhà D8, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trần Đại Nghĩa, Hà Nội, Việt Nam

Email: autotimelapsevn@gmail.com

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCgRFxKxd2vt5gn_mbS1sJgA

call
zalo
zalo
FB