Giới thiệu cơ bản về time lapse và cách chụp time lapse

Time lapse là gì? Cùng Autotimelapse tìm hiểu những thông tin cơ bản về timelapse qua bài viết sau đây.

time-lapse

Time lapse là gì? 

Bạn đã bao giờ xem, nhìn thấy một quy trình nào đó diễn ra trong một khoảng thời gian dài được biểu diễn tăng tốc và gói gọn lại trong một vài phút hay thậm chí vài giây? ? ? Đó chính là timelapse hay còn gọi là tua nhanh thời gian. Về cơ bản, timelapse là một chuỗi ảnh được kết hợp lại với nhau để tạo thành video (hay phim) trong đó thời gian trôi đi rất nhanh chóng, chẳng hạn như sự nở và tàn úa của một bông hoa xảy ra trong một video dài 15 giây, hoặc việc hình thành nên một công trình xây dụng trong 3 năm diễn ra trong một phim 60 phút. 

Nguyên tắc cơ bản của time lapse

– Trước khi bắt đầu thực hiện video Timelapse bạn cần biết trước quãng thời gian của một tấm ảnh, chẳng hạn thời gian tạm ngừng giữa mỗi bức ảnh sẽ là bao nhiêu (1 giây, 10 giây, 1 phút hay 1 giờ) . Thời gian tạm ngừng phụ thuộc vào mục đích, sản phẩm mà bạn muốn quay và làm phim. 

 – Chụp liên tiếp mỗi giây một ảnh rồi dựng lại thành video để phát với tốc độ 30 hình/giây hoặc cao hơn thì thời gian thực sẽ được đẩy lên đến 30X 

Một công trình xây dựng được lắp chụp Timelapse 

 – Thời gian chụp xong 1 ảnh càng dài hoặc thời gian chờ giữa hai lần chụp càng ngắn thì thời gian của video sẽ càng được đẩy nhanh hơn nữa. 

 – Timelapse nhằm giúp mắt người nhìn thấy rõ các chuyển động rất chậm hay quá nhanh hơn bình thường để tạo “kịch tính” trong cảnh hoặc video đang quay 

 – Trung bình mỗi giây video Timelapse cần có 30 frame ảnh (30 fps) , như vậy cứ 1 phút bạn sẽ mất 1800 frame ảnh. Nên có những clip tiêu tốn hết cả chục ngàn tấm ảnh là chuyện rất bình thường. 

 – Kỹ thuật Timelapse này ngược lại với kỹ thuật Timewarp (làm chậm thời gian) – bằng việc quay với tốc độ khung hình 10,000 hình/giây và sau đó phát lại với tốc độ khung hình thông thường 30fps thì chúng ta sẽ thấy được sự chuyển động cực nhanh của súng nổ, vỡ ly v.v. 

time-lapse

Thiết bị chụp

Camera + lens: 

Bất cứ máy ảnh nào từ DSLR hay Point & Shoot miễn gắn được wired remote là đã có thể chụp được. Tuy nhiên, I & I khuyên bạn chọn DSLR để có một bức hình đẹp và cân chỉnh tốt theo ý muốn. 

Tuỳ góc chụp và bố cục khung ảnh, bạn sẽ lựa chọn tiêu cự lens thích hợp: từ Fisheye, ultra wide, normal cho đến tele và cả super tele. 

Tripod

Không thể thiếu và được coi là ” vật bất ly thân “. Trong toàn bộ quá trình chụp bạn phải giữ tripod luôn cố định, nếu vì bất kì nguyên nhân gì làm thay đổi vị trí tripod: cử động tay, do mưa bão thì chắc chắn clip đó trông sẽ rất. ..non-pro. Trong trường hợp bạn sử dụng Dolly ngang hoặc tròn để có được góc panning đẹp, cần phải đảm bảo vị trí của camera và giá lắp camera trên Dolly luôn cố định. 

Máy ảnh D7000 được I & I ưu tiên sử dụng 

Timer-remote

Đây mới thực sự là “trái tim” của hệ thống với chức năng tạo nên các time interval (tạm dịch là những khoảng thời gian khác nhau) nơi máy sẽ chụp (tức trigger được phép “bắn” ) . Ví dụ: ” bắn ” sau mỗi 1 giây hoặc 2 giây (chụp xe di chuyển) , 5 giây (khi chụp tuyết) , 5 phút hay 10 phút (lúc hoa nở rộ) . .. Ngoài ra, timer remote còn có màn hình LCD cho phép các bạn dễ dàng xem trước số lượng frame muốn chụp và kiểm soát tiến trình chụp (đã chụp/còn bao nhiêu frame) , việc này cũng hữu ích khi biết thời gian của video thành phẩm sẽ là bao lâu. 

Wired remote

Đôi khi mình cũng sử dụng một dây bấm mềm để Lock nút chụp cho máy “bắn” liên tục, mục đích là giảm tới mức tối thiểu thời gian delay giữa các frame và làm chuyển động giữa các frame được mượt hơn nữa. Bạn nhớ chuyển đổi máy sang chế độ chụp Continuous. 

Interval timer shooting

Đây là chức năng có sẵn trong 1 vài dòng máy Nikon: D300, D300s, D7000. .. khá tiện lợi và gọn nhẹ, không tốn điện. 

time-lapse

Thời điểm, địa điểm thích hợp để chụp time lapse

Thời điểm chụp Time lapse: Bất cứ thời điểm nào trong ngày chúng ta cũng có thể chụp timelapse. Tuy nhiên, hai thời điểm xảy ra sự thay đối lớn về ánh sáng (WB) trong ngày là lúc bình minh và lúc chạng vạng, đấy thực chất là 1 cuộc chạy đua với thời gian bởi cường độ ánh sáng tăng cũng đồng nghĩa với WB thay đổi theo, đòi hỏi người chụp cần có sự nhạy cảm để điều chỉnh cho hợp lý 

Địa điểm chụp Time lapse: không có giới hạn, bất kì nơi nào xảy ra các hiện tượng chuyển động: dòng người, xe, mây trôi, sao trên bầu trời, dòng sông, hồ nước, rừng cây, bến cảng, nhà ga, đường cao tốc, xa lộ. .. Tuy nhiên nếu tiếp cận được các view rộng và sâu thì sẽ đem đến cái nhìn chi tiết và tổng quan hơn về khung cảnh đó. Mình cũng thường chọn view cao (nóc các cao ốc) để bấm máy bởi như vậy sẽ bắt trọn toàn cảnh gồm cả đường chân trời (skyline) và độ sâu của góc nhìn gần như là hết mọi clip Timelapse của mình mà các bạn đã xem. 

Xem thêm: Kết hợp camera giám sát ngoài trời và công nghệ quay chụp timelapse

Autotimelapse - Giải pháp cập nhật tiến độ xây dựng công trình

Hotline: (+84)886885808 – (+84)888985808

Địa chỉ: Tòa nhà D8, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trần Đại Nghĩa, Hà Nội, Việt Nam

Email: autotimelapsevn@gmail.com

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCgRFxKxd2vt5gn_mbS1sJgA

call
zalo
zalo
FB