Phim timelapse và những ứng dụng công nghệ timelapse vào các lĩnh vực đời sống ra sao?

Đã bao giờ các bạn xem qua các video clip tua nhanh quá trình bông hoa nở, mặt trời mọc hay sự phân hủy của một loại trái cây? Đúng vậy, đó chính là các thước phim timelapse. Vậy đây là công nghệ quay chụp gì, tại sao nó được yêu thích và ứng dụng nhiều trên thế giới đến vậy? Cùng Auto Timelapse tìm hiểu về công nghệ quay chụp phim timelapse nhé!

Công nghệ quay chụp của tương lai

Bản chất của timelapse

Công nghệ timelapse là công nghệ chụp ảnh liên tiếp nhau, từ những bức ảnh này người ta ghép với nhau tạo thành một video liền mạch thể hiện sự chuyển động chậm của thời gian. Công nghệ timelapse được ứng dụng để tạo ra các thước phim tua nhanh thời gian, cho người xem thấy được sự thay đổi của sự vật hiện tượng một cách sống động và hấp dẫn. 

Phim timelapse được tạo nên bởi hàng ngàn các bức ảnh chụp liên tiếp cách đều nhau. Mỗi một thước phim timelapse sẽ được chụp với một chế độ và thời gian chụp khác nhau tùy vào sự vật hiện tượng. Ví dụ, với hiện tượng mặt trời mọc có thể chụp với chế độ 1 phút 1 tấm, nhưng với quá trình thi công một công trình xây dựng vài năm có thể chụp với chế độ 30 phút đến 1 tiếng 1 tấm. 

Các khái niệm, thông số kỹ thuật cơ bản khi quay chụp phim timelapse

Chế độ M

Chọn exposure thích hợp cho cảnh chụp và giữ nguyên thông số (Tốc độ và khẩu độ) luôn cố định cho tất cả các frame, khi ánh sáng môi trường thay đổi, bạn sẽ thấy rõ sự thay đổi này. Còn nếu để Auto, Av hay Tv thì các frame lúc nào cũng sáng đều hoặc thậm chí là frame tối frame sáng không đều hoặc không liền mạch, và đương nhiên sẽ không còn nhận thấy sự biến đổi “mượt mà” khi ánh sáng môi trường thay đổi.

ISO

Cố định trong suốt quá trình chụp, chỉ khi nào qua 1 shot khác mới nên thay đổi ISO. Điều đặc biệt là ở chỗ: bình thường ai cũng sẽ khuyên bạn nên chụp ảnh ở ISO thấp nhất có thể để hạn chế noise, đều này hoàn toàn hợp lý.

Nhưng nhiều khi chụp trời tối và bạn phải mở khẩu độ hết cỡ mà vẫn chưa đủ sáng, thì cũng đừng ngần ngại tăng ISO lên 1600, cho dù có noise đấy nhưng khi bạn resize frame ảnh JPEG từ 2K/3K/4K/5K xuống Full HD (1920px) thì cũng đã giúp khử noise rồi, hơn nữa tiết tấu của clip Timelapse rất nhanh, sự tập trung của người xem sẽ không còn chỗ cho noise nữa đâu.

White Balance (WB) cố định

Không nên dùng Auto WB vì rất dễ làm các frame hình có tông màu khác nhau, dẫn đến clip thành phẩm nhìn sẽ không đồng màu. Tuy nhiên, các dòng máy mới hiện nay đã được cải thiện khả năng AWB rất chính xác nên bạn có thể thử, đặc biệt là chụp những cảnh chuyển trời bình minh & hoàng hôn

Độ phân giải ảnh

Như đã nói ở trên, khi chụp Timelapse, bạn có thể chụp ở độ phân giải cao nhất của máy, như vậy clip thành phẩm sẽ có độ phân giải “khủng” 4K hoặc 5K, hơn rất nhiều so với quay video (Full HD). Tuy nhiên, chỉ nên chụp JPEG chứ đừng chụp RAW vì sẽ rất tốn dung lượng thẻ nhớ, tốn pin, máy buffer chậm và lưu file không kịp. Mình thường để tùy chọn chất lượng ảnh là S (tầm 2K pixel) vì hầu hết clip Timelapse thành phẩm của mình chỉ là Full HD (1920×1080)

Auto focus (AF) hay Manual Focus (MF)?

Giả sử lúc đang chụp có con chim hay chiếc lá bay qua, nếu để AF thì DOF tại frame đó sẽ khác những frame còn lại, hơn nữa lại tốn thời gian và pin để focus nữa. Cho nên câu trả lời nhất định là MF. Thực ra thì bạn nên AF trước khi chụp, sau đó chuyển qua MF rồi cứ thế mà “phạch phạch” hoặc “chẹt chẹt” thui. Còn nếu bạn có thể focus chính xác bằng tay với MF thì quá tốt rồi, và bạn sẽ càng có thể lợi thế để thực hiện thủ thuật ở phần 9a bên dưới.

Exposure time vs. Time interval

Bạn nên giảm thời gian delay giữa các frame (tức là thời gian từ lúc kết thúc frame này đến khi bắt đầu frame kế tiếp), như vậy video TL sẽ mướt (smooth) hơn, ko bị cảm giác “nấc cục”. Nên chỉnh exposure time sao cho gần bằng interval time, giả sử exposure time là 1.6 giây thì time interval nên là 2 giây, coi như chỉ cho máy có 0.4 giây để “nghỉ ngơi”. Thực tế, khi mình chụp TL thì thường cho máy ko còn thời gian để “thở” luôn, cứ “phạch phạch” liên tục cho đủ số lượng frame cần thiết mới dừng.

FPS (frame per second)

Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến chất lượng của 1 clip Timelapse, mình thường làm 25 – 30fps. Tuy nhiên, đối với những cảnh có chuyển động nhanh, bạn chỉ nên làm FPS cao khi thời gian delay giữa các frame thật ngắn, nếu không thì người xem sẽ chóng mặt và buồn nôn lắm.

phim-timelapse

Còn những cảnh như chụp hoa nở thì ngược lại, thời gian delay phải tương đối dài (5-10 phút) vì hoa nở rất rất chậm. Tưởng chừng như việc xác định FPS này là thuộc về khâu Xử lý hậu kỳ, những thực ra ngay từ trước khi chụp Timelapse, bạn cần xác định rõ FPS sẽ là bao nhiêu, vì nó sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tổng thể của cả clip TL, từ đó mình sẽ quyết định được cả exposure time lẫn time interval là bao nhiêu cho vừa phải.

Ứng dụng công nghệ timelapse vào lĩnh vực xây dựng

Timelapse có nhiều loại và biến thể khác nhau: timelapse cho lĩnh vực nông nghiệp, lĩnh vực xây dựng, theo dõi sự biến đổi của môi trường khí hậu, hyperlapse, timelapse milky way,… Tuy nhiên trong bài viết này sẽ chỉ tập trung đề cập đến ứng dụng trong lĩnh vực xây dựng, ứng dụng chụp tiến độ dự án, công trình. Quay chụp dự án, quay chụp công trình nhằm lưu trữ hiện trạng công trường tại các thời điểm, là cơ sở để phân tích tiến độ, ra các quyết định, tận dụng làm công cụ truyền thông quảng bá cho dự án, công trình. Đặc biệt là các dự án bất động sản chung cư, bất động sản nghỉ dưỡng, khu du lịch lại càng cần những thước phim quay chụp chuyên nghiệp, thu hút sự chú ý của khách hàng. 

Trong suốt quá trình thi công một dự án hay công trình nào đó, người ta sẽ sử dụng thiết bị quay chụp với độ phân giải cao để chụp liên tiếp các bức ảnh. Khi hoàn thiện thi công, người ta sẽ sử dụng các bức ảnh đã chụp để ghép thành một video thể hiện toàn bộ quá trình thi công. 

Phim timelapse công trình – công cụ truyền thông, marketing

Những video timelapse có thể thay hàng vạn lời nói, thể hiện được toàn bộ quá trình thi công một cách chuyên nghiệp và chính xác. Người ta tiến hành quay chụp dự án trong suốt tiến độ thi công từ những nền móng đầu tiên đến khi hoàn thành công trình xây dựng.

Timelapse – giải pháp giám sát tiến độ trực tuyến

Ngoài công dụng có thể tận dụng để truyền thông, marketing cho dự án, công nghệ này có thể giúp chủ thầu, nhà đầu tư dễ dàng theo dõi tiến độ trực tuyến mà không cần đến tận công trình. 

Auto Timelapse – dịch vụ quay chụp tiến độ dự án chuyên nghiệp uy tín toàn quốc

Auto Timelapse là đơn vị cung cấp các dịch vụ quay chụp tiến độ, quay chụp dự án bằng công nghệ chụp timelapse tự động uy tín, được nhiều chủ đầu tư và nhà thầu toàn quốc tin tưởng lựa chọn. Một số tập đoàn lựa chọn công nghệ của Auto Timelapse vào theo dõi tiến độ thi công, sản xuất video truyền thông marketing như: SunGroup, Giza, Thắng Lợi Group, Lotte, Trung Nam Group, GMP Group, Fecon,… 

Vậy tại sao các tập đoàn này tin tưởng chúng tôi như vậy?

Theo dõi tiến độ công trình thi công

  • Tự động chụp, cập nhật hình ảnh công trình theo nhiều góc độ
  • Hiển thị dữ liệu thông số chất lượng môi trường tại công trình
  • Tạo dựng video tiến độ thi công theo yêu cầu
  • Phân tích, chuyển đổi dữ liệu hình ảnh thành biểu đồ báo cáo

Hiển thị dữ liệu trực tuyến

  • Dữ liệu cập nhật tự động, trực tuyến theo tần suất cài đặt
  • Tích hợp hiển thị dữ liệu trên nhiều nền tảng thiết bị
  • Giao diện thông minh, tối ưu trải nghiệm người dùng
  • Dễ dàng sử dụng, truy cập mọi lúc mọi nơi

Đánh giá tiến trình xây dựng

  • Video so sánh tiến độ giữa các tháng, chứng minh năng lực xây dựng của nhà thầu với chủ đầu tư cũng như giữa chủ đầu tư với khách hàng mua
  • Kiểm soát năng lực thi công, phân tích và tối ưu tiến trình hoàn thiện công trình xây dựng
  • Tăng tín nhiệm về vị thế và năng lực với các đối tác và khách hàng
  • Tích lũy tư liệu về năng lực của chủ đầu tư

Quản lý lưu trữ dữ liệu dự án

  • Lưu trữ toàn bộ hình ảnh công trình từ khởi công tới hoàn thành
  • Lưu trữ dữ liệu trên hệ thống vĩnh viễn
  • Giới hạn tài khoản quản lý, tuyệt đối đảm bảo an toàn dữ liệu dự án
  • Hỗ trợ chuyển đổi, tải xuống dữ liệu dự án
phim-timelapse

Chi phí lắp đặt, thuê hệ thống nền tảng Auto Timelapse chỉ từ 3 triệu đồng – một chi phí rất đáng đầu tư để nâng cao hiệu suất quá trình giám sát thi công. Liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn cụ thể cũng như gửi bảng báo giá dịch vụ chi tiết:

Autotimelapse - Giải pháp cập nhật tiến độ xây dựng công trình

Hotline: (+84)886885808 – (+84)888985808

Địa chỉ: Tòa nhà D8, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trần Đại Nghĩa, Hà Nội, Việt Nam

Email: autotimelapsevn@gmail.com

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCgRFxKxd2vt5gn_mbS1sJgA

call
zalo
zalo
FB