Hyperlapse vs Timelapse – Điểm khác nhau là gì?

Hyperlapse vs Timelapse đều là phương pháp quay những thước phim tua nhanh với thời gian được rút ngắn lại. Vậy chúng có điểm gì khác nhau và điểm đặc biệt của mỗi phương pháp quay này là gì? Hãy cùng Auto Timelapse giải đáp những thắc mắc qua bài viết này nhé!

Khái niệm Hyperlapse vs Timelapse 

Timelapse là gì?

Timelapse là là một dạng của stop-motion nhưng điểm đặc biệt là chụp liên tiếp nhiều ảnh và ghép thành một video tua nhanh so với thời gian thực. Chúng ta có thể thấy rõ chuyển động chậm của một bông hoa nở, đám mây trôi hay quá trình cây mọc,… hoặc tăng tốc cá chuyển động bình thường nhằm tạo “hiệu ứng đặc biệt” cho khung cảnh.

Hyperlapse là gì?

Hyperlapse là kĩ thuật phơi sáng trong nhiếp ảnh thời gian, trong đó vị trí của máy ảnh được thay đổi liên tục giữa các lần phơi sáng để tạo một video liên tục theo chuỗi thời gian.

Điểm giống nhau Hyperlapse vs Timelapse 

Cả 2 phương pháp quay này đều là dạng tua nhanh thời gian, thời gian được rút ngắn so với thời gian thực.Giúp người xem có góc nhìn nhanh hơn về sự chuyển động của thời gian, nhưng video này được tua lại gấp vài chục đến vài trăm nghìn lần để chúng ta có thể thấy được quá trình hoa nở, hay vòng quay của Trái Đất,…

hyperlapse-vs-timelapse

Điểm khác nhau Hyperlapse vs Timelapse 

Hyperlapse

Điểm khác biệt đầu tiên là máy quay sẽ di chuyển nhiều chỗ, và thường trong khung hình sẽ cần một có một đối tượng nằm cố định. Đây là dạng quay phim liên tục chứ không phải chụp loạt ảnh tĩnh, bạn có thể cầm máy quay từ các góc khác nhau, di chuyển theo mục đích quay của mình. 

Việc quay video trong thời gian lâu dễ bị quá tải dung lượng và thế video Hyperlapse sẽ được tua nhanh lại X10, X20,.. nhưng vẫn đảm bảo được hình ảnh mượt mà, sắc nét.

Timelapse 

Khác với hyperlapse thì timelapse được quay từ 1 góc máy cố định và chụp liên tiếp lại các chủ thể đang chuyển động trong khung hình. Video timelapse như một cách thể hiện dòng chảy của thời gian, ví dụ trong một giờ bạn chụp mỗi tấm ảnh cách nhau 1 phút, thì bạn sẽ có một video tua nhanh dài 60s thể hiện 1 giờ đồng hồ đó. 

Mỗi bức ảnh được thiết lập chụp cách nhau một khoảng thời gian nhất định như cách nhau 1 phút, 5 phút hay thậm chí 1 giờ với bất kể khoảng thời gian nào. 

Khi nào sử dụng 2 phương pháp quay này?

Nói dễ hiểu thì khi cần quay vật thể chuyển động thì chọn chế độ timelapse; nếu camera chuyển động thì chọn hyperlapse. Nếu đối tượng cần quay trong thời gian dài thì ưu tiên chọn timelapse vì mọi camera quay đều có bộ nhớ và thời lượng giới hạn. Do đó quay trong một thời gian dài bộ nhớ sẽ nhanh chóng bị lấp đầy. Còn khi cần di chuyển nhiều không ổn định vị trí, có thể xoay nhiều góc độ như khi đang đạp xe, đi bộ,… thì lựa chọn sẽ là hyperlapse. Với những video ngắn trong thời gian di chuyển, khi cần đẩy nhanh thời gian xem, thì bạn hoàn toàn có thể tua nhanh thời gian bằng các tăng tốc độ video.

Video dự án công trình được quay bằng Timelapse

Một công trình/ dự án được thực hiện trong thời gian dài từ vài tháng, vài năm đến vài chục năm thì ta không thể lựa chọn quay hyperlapse, và giải pháp tối ưu nhất là sử dụng kĩ thuật quay timelapse. Auto Timelapse mang đến cho bạn bộ giải pháp cung cấp hình ảnh, video  timelapse với chất lượng cao, tự động giám sát quá trình vận hành với sai số ít nhất có thể so với phương pháp quay thủ công. Bộ giải pháp được ứng dụng trong đa dạng các lĩnh vực như công trình xây dựng, giám sát an ninh, nông nghiệp công nghệ cao, du lịch trải nghiệm,…

Một số video dự án Auto Timelapse đã thực hiện

Kết:

Trên đây là những chia sẻ của Auto Timelapse về điểm giống và khá nhau giữa Hyperlapse và Timelapse. Tùy vào mục đích quay video mà bạn có thể chọn đựo· phương pháp phù hợp. Hi vọng những chia sẻ này sẽ hữu ích đối với bạn.

Autotimelapse - Giải pháp cập nhật tiến độ xây dựng công trình

Hotline: (+84)886885808 – (+84)888985808

Địa chỉ: Tòa nhà D8, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trần Đại Nghĩa, Hà Nội, Việt Nam

Email: autotimelapsevn@gmail.com

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCgRFxKxd2vt5gn_mbS1sJgA

call
zalo
zalo
FB