Nhiệm vụ và quyền hạn của tư vấn giám sát xây dựng như thế nào?

Để có thể thực hiện hiệu quả những chức năng, nhiệm vụ được giao, bảo đảm công trình xây dựng đạt chất lượng, hoàn thành đúng tiến độ thì người tư vấn giám sát cần có những yêu cầu, quyền hạn và trách nhiệm như thế nào? Cùng Autotimelapse tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau đây.

tu-van-giam-sat

Tư vấn giám sát thi công xây dựng cần đáp ứng yêu cầu gì?

Để thực hiện tốt chức trách và nhiệm vụ được giao, tư vấn giám sát thi công cần phải đạt được những yêu cầu sau: 

1. Nắm vững hệ thống văn bản, quy phạm, pháp luật về đấu thầu và đầu tư XDCB của Nhà nước (hoặc của ngành hiện hành) . 

2. Có hiểu biết tốt về các quy phạm kỹ thuật. 

3. Có kiến thức tốt trong công tác đào tạo cơ bản. 

4. Tận tâm, trách nhiệm trong công tác chuyên môn. 

5. Là cán bộ được đào tạo cơ bản đã có thời gian công tác ít nhất là 3 năm trong lĩnh vực giám sát, có đầy đủ phẩm chất chính trị và đạo đức đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao. 

6. Nắm vững các quy định pháp luật trong công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng hiện hành của Nhà nước và của Bộ, Ngành liên quan. 

7. Nắm vững nội dung của phương án thiết kế được phê duyệt và những yêu cầu kỹ thuật riêng biệt áp dụng đối với từng hạng mục công trình do Tổ chức Tư vấn Thiết kế lập. Hợp đồng giao nhận thầu xây dựng. theo tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng, các qui trình, quy phạm quản lý thi công, nghiệm thu hiện hành của Nhà nước và Ngành có liên quan. 

8. Nắm vững phương pháp và quy trình thi công được áp dụng. 

9. Nắm được tiến độ và yêu cầu kỹ thuật về máy móc trang thiết bị cần phải có khi thực hiện công việc, đặc biệt là yêu cầu trình độ tay nghề của công nhân phù hợp với công việc họ thực hiện. 

10. Phân tích đánh giá được chất lượng công trình. 

11. Hiểu và thực hiện tốt công tác giám sát. 

12. Khi phát hiện sai lỗi phải lập biên bản báo cáo cho Ban QLDA, cấp trên trực tiếp hoặc cán bộ phụ trách kỹ thuật của dự án (đối với sai lỗi của thi công) hoặc cho tổ chức thiết kế (đối với sai lỗi thiết kế) để sửa chữa. 

tu-van-giam-sat

Nhiệm vụ của tư vấn giám sát trong quy trình giám sát thi công xây dựng như thế nào?

1) Kiểm tra về điều kiện hoàn thành công trình xây dựng theo quy định tại Điều 72 của Luật Xây dựng; 

2) Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng bao gồm: 

– Kiểm tra nguồn nhân lực và trang thiết bị thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình đưa vào công trường; 

– Kiểm tra hệ thống quản lý an toàn lao động của nhà thầu thi công xây dựng công trình; 

– Kiểm tra việc vận hành các phương tiện, thiết bị và vật liệu có yêu cầu an toàn phục vụ thi công xây dựng công trình; 

– Kiểm tra kho vật liệu xây dựng và các xưởng chế tạo vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng phục vụ thi công xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng công trình. 

3) Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng công trình thực hiện theo yêu cầu của thiết kế, bao gồm: 

– Kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất, kết quả thí nghiệm của các phòng thí nghiệm hợp chuẩn và kết quả giám định chất lượng thiết bị của các tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận đối với vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình trước khi đưa vào xây dựng công trình; 

– Tư vấn Giám sát phải theo dõi việc lấy mẫu và kiểm tra kết quả thí nghiệm của nhà thầu thi công (thí nghiệm dung trọng đất, đúc khuôn, kiểm tra cường độ bê tông, chất lượng mối hàn v.v. ..) 

– Tư vấn Giám sát phải lập các biên bản kiểm tra các loại vật liệu xây dựng, cấu kiện thiết bị được đưa đến công trình để phát hiện những loại vật tư, vật liệu chất lượng kém, không rõ nguồn gốc, không phù hợp yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật và không cho phép dùng chúng khi chưa có biện pháp xử lý kỹ thuật. 

– Kiểm tra sự khác biệt giữa danh mục, số lượng, chủng loại và tính năng của vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị sẽ đưa vào lắp đặt trong công trình do Nhà thầu lập và trình trước khi thi công phù hợp với hồ sơ thiết kế được phê duyệt và theo quy chuẩn kỹ thuật hiện hành được áp dụng. 

– Tham gia kiểm tra chất lượng và an toàn thiết bị thi công. 

– Giám sát thực hiện kết quả thí nghiệm hoặc kiểm tra tính hợp lệ của các chứng chỉ thí nghiệm. 

– Khi nghi ngờ về kết quả kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng cung cấp thì kiến nghị chủ đầu tư tiến hành kiểm tra trực tiếp vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng. 

tu-van-giam-sat

4) Kiểm tra và giám sát toàn bộ quá trình thi công xây dựng công trình, bao gồm: 

– Kiểm tra tiến độ thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình; 

– Kiểm tra và giám sát một cách có hệ thống trong quá trình nhà thầu thi công xây dựng công trình triển khai các công việc tại hiện trường. Kết quả kiểm tra còn phải có báo cáo giám sát hoặc biên bản kiểm tra theo quy định; 

– Giám sát tiến độ thi công và lập kế hoạch tiến độ thi công để đảm bảo việc giám sát chất lượng xây lắp kịp thời. 

– Ngăn chặn kịp thời các vi phạm kỹ thuật, chất lượng và trách nhiệm của nhà thầu thi công phát hiện kịp thời những sai sót lỗi của thiết kế (như kết quả thí nghiệm, đo kiểm. …..) và thi công xây lắp. Phối hợp với cán bộ kỹ thuật của đơn vị xây lắp (KTB) nhằm kịp thời phát hiện sai sót ngăn chặn hiện tượng làm không đúng định mức, tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật thi công, vi phạm các cam kết đảm bảo chất lượng trong hợp đồng giao nhận thầu; kiểm tra xác nhận những khối lượng công trình chưa thoả lý do hoàn cảnh khách quan theo trách nhiệm và quyền hạn được giao (tăng giảm khối lượng, thay đổi chủng loại vật liệu xây dựng, trượt giá, thiên tai. ..) làm cơ sở cho việc phê duyệt dự toán bổ sung và thanh quyết toán công trình. 

– Khi kiểm tra theo giai đoạn cần xác nhận khối lượng và đánh giá chất lượng bộ phận, hạng mục công trình đã thực hiện làm căn cứ nghiệm thu bộ phận hạng mục công trình. 

– Các khối lượng thực hiện mà Tư vấn Giám sát và KTB chưa thống nhất đánh giá tình trạng chất lượng thì Tư vấn Giám sát phải kịp thời báo cáo lên Ban QLDA không làm ảnh hưởng nhiều đến tiến độ thi công công trình. 

– Đối với bộ phận công trình sẽ bị che khuất hoặc là bộ phận nguy hiểm nhất của công trình phải được kiểm tra đánh giá chất lượng công tác xây lắp đã thực hiện và sửa chữa bộ phận đó trước khi sử dụng cho thi công những công việc tiếp theo. 

– Tham gia xử lý hoặc giám sát việc khắc phục những sự cố chất lượng công trình (nếu có) tuỳ theo điều kiện, quy định hiện hành và nhiệm vụ được giao. 

– Tư vấn Giám sát phải ghi chép vào nhật ký công trình hoặc lập thành biên bản hiện trường, biên bản xử lý kỹ thuật một số nội dung sau: 

a. Sự sai lệch so với thiết kế, các khiếm khuyết và việc thực hiện những yêu cầu này trong công tác xây lắp. 

b. Các yêu cầu chi tiết, biện pháp khắc phục các khuyết tật; các sai phạm so với thiết kế và sự vi phạm những điều kiện kỹ thuật xác định rõ yêu cầu về thời gian để khắc phục các thiếu sót đó. Ghi rõ xử lý lần 1 và xử lý lần 2. Nếu lần yêu cầu thứ 2 mà đơn vị xây lắp vẫn không khắc phục được thì phải báo cáo ngay với cấp trên trực tiếp để yêu cầu xử lý. 

c. Những thay đổi thiết kế trong quá trình thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo ý kiến đề xuất của đơn vị xây lắp đã được thiết kế chấp thuận bằng văn bản và của tư vấn giám sát tác giả thuộc cơ quan thiết kế. 

d. Các dữ kiện khác xảy ra trong ngày như tiến độ, diễn biến công tác ở một số vị trí được đánh giá thông qua sự chứng kiến công tác về tình hình thực tế thi công công trình; ý kiến của những người liên quan đến công tác thi công và ý kiến xử lý của cán bộ thiết kế và ý kiến của giám sát của nhà thầu. 

– Tham gia vào các buổi họp bàn về: Các giải pháp khắc phục sai lỗi của một số kết cấu phức tạp, quan trọng cần quan tâm đặc biệt khi thi công (do tổ chức thiết kế báo cáo) . để giải quyết các vướng mắc, nảy sinh khi thi công xây dựng công trình. 

– Tư vấn Giám sát là người tham gia tiểu ban chuyên môn của Hội đồng nghiệm thu cơ sở; kiểm tra, nghiệm thu bộ phận; hạng mục công trình và toàn bộ công trình. 

– Tư vấn Giám sát tiến hành kiểm tra xác nhận bản vẽ hoàn công; 

– Tham gia nghiệm thu công trình xây dựng theo hướng dẫn của Thông tư này; 

– Tập hợp, kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận công trình trong giai đoạn thi công xây dựng, nghiệm thu khối lượng, nghiệm thu hoàn thiện các hạng mục công trình xây dựng và bàn giao công trình xây dựng; 

– Phát hiện thiếu sót, khiếm khuyết trong thiết kế đề nghị BQLDA; Tư vấn thiết kế hiệu chỉnh; 

– Tổ chức kiểm tra đánh giá chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình và công trình xây dựng khi có nghi vấn về chất lượng; 

– Tư vấn Giám sát có trách nhiệm niêm phong toàn bộ tài liệu đã tạo lập trong quá trình xây, lắp đặt thay đổi thiết kế trong giai đoạn thi công (nếu có) , biên bản nghiệm thu, hồ sơ hoàn công để chuyển giao cho tổ chức tiếp nhận đưa công trình vào sử dụng và cơ quan lưu trữ quản lý. 

– Các Tư vấn Giám sát có trách nhiệm thông báo tiến độ và chất lượng bộ phận, hạng mục công trình mình thực hiện theo định kỳ hàng quý, hàng tháng hoặc hàng 6 tháng, năm cho Ban QLDA. 

Các nhiệm vụ trên cùng với những trách nhiệm dưới đây của Tư vấn Giám sát không làm giảm trách nhiệm của Tổng thầu xây dựng và của các nhà thầu thành viên về chất lượng công trình do Tổng thầu đảm nhận theo hợp đồng. 

tu-van-giam-sat

Quyền hạn của người tư vấn giám sát

1. Yêu cầu các đơn vị thi công phải tuân thủ theo thiết kế được phê duyệt tiêu chuẩn, quy trình kĩ thuật và những qui định về xây dựng cơ bản. Ý kiến của Tư vấn Giám sát ghi trong nhật ký cũng là một yêu cầu mà các đơn vị liên quan cần phải xem xét thấu đáo, kịp thời. 

2. Không nghiệm thu đối với những khối lượng xây lắp và yêu cầu không thanh toán các loại khối lượng như: 

+ Các khối lượng đã thi công không đúng thiết kế mà chưa được giải quyết dứt điểm, không đảm bảo chất lượng. 

+ Các khối lượng chưa được thanh toán, nghiệm thu. 

+ Các công tác xây lắp đã thực hiện có sử dụng một số chủng loại vật liệu không đáp ứng yêu cầu của thiết kế. 

3. Ngừng có thời hạn phần việc xây lắp không đảm bảo chất lượng hoặc xuất hiện những biến dạng đáng nghi, có khả năng gây nên sự cố bất thường đồng thời phải báo cáo ngay về Ban QLDA cho lãnh đạo đơn vị xây lắp, thiết kế biết để khắc phục và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước cấp trên trực tiếp. 

Trách nhiệm của tư vấn giám sát công trình xây dựng

Tư vấn Giám sát phải chịu trách nhiệm trước Ban QLDA và pháp luật về nội dung: 

1. Xác nhận không đúng với tổ chức xây lắp các hạng mục đã thực hiện không đúng thiết kế hoặc không đúng với điều kiện kỹ thuật thi công và kết luận việc xây lắp không bảo đảm chất lượng. 

2. Lập biên bản không đúng với hồ sơ và các tài liệu liên quan đến quá trình giám sát thi công. 

3. Các tổ chức xây lắp thi công không phù hợp với thiết kế và không có lý do chính đáng. 

4. Các quyết định của mình trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn. 

5. Tư vấn Giám sát không được phép kiêm nhiệm một số công việc của tổ chức xây lắp hoặc tổ chức thiết kế do mình quản lý hoặc thực hiện nhiệm vụ khác của những cơ quan này giao lại. 

6. Tư vấn Giám sát không được tuỳ tiện quyết định việc điều chỉnh thiết kế đã được phê duyệt trong quá trình thi công. Việc điều chỉnh thiết kế phải tiến hành theo trình tự đã được phê duyệt. 

7. Ngoài ra Tư vấn Giám sát cũng có trách nhiệm phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi để đơn vị thi công thi công đúng tiến độ và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lãnh đạo đơn vị và pháp luật Nhà nước đối với việc thiếu trách nhiệm, không nghiêm túc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. 

Autotimelapse - Giải pháp cập nhật tiến độ xây dựng công trình

Hotline: (+84)886885808 – (+84)888985808

Địa chỉ: Tòa nhà D8, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trần Đại Nghĩa, Hà Nội, Việt Nam

Email: autotimelapsevn@gmail.com

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCgRFxKxd2vt5gn_mbS1sJgA

call
zalo
zalo
FB