Quy định về việc giám sát các công trình thi công xây dựng
Quy định về giám sát công trình xây dựng như thế nào? Tuân thủ theo các quy định đã nêu ra nhằm giúp chủ đầu tư hay chủ thầu thực hiện đúng các nguyên tắc trong xây dựng. Cùng tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây.
Giám sát công trình xây dựng là gì?
Giám sát công trình xây dựng là hoạt động theo dõi, kiểm tra, đánh giá quá trình thi công của một công trình xây dựng. Nhằm đảm bảo công trình được thi công đúng thiết kế, tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn lao động và bảo vệ môi trường.
Giám sát công trình xây dựng được thực hiện bởi các cá nhân hoặc tổ chức có đủ năng lực, được chủ đầu tư thuê hoặc ủy quyền. Người thực hiện công tác giám sát công trình xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề giám sát xây dựng phù hợp với từng hạng công trình.
Quy định về giám sát công trình xây dựng
Theo Điều 19 Nghị định 06/2021/NĐ-CP về giám sát thi công xây dựng công trình:
- Trong quá trình thi công xây dựng, công trình phải được giám sát theo quy định tại Điều 120 Luật số 50/2014/QH13. Nhiệm vụ giám sát này bao gồm:
a) Đảm bảo rằng nhà thầu thi công xây dựng có đủ năng lực. Bao gồm nhân lực, thiết bị, phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, và hệ thống quản lý chất lượng. Phù hợp với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng;
b) Kiểm tra phương pháp thi công xây dựng của nhà thầu và so sánh với thiết kế đã được phê duyệt. Đồng thời, phê duyệt kế hoạch tổng hợp an toàn. Cũng như các biện pháp đảm bảo an toàn chi tiết đối với các công việc đặc thù. Có nguy cơ mất an toàn lao động cao trong quá trình thi công xây dựng công trình.
c) Xem xét và phê duyệt các chỉnh sửa theo yêu cầu của nhà thầu trong quá trình thi công xây dựng công trình. Để đảm bảo phù hợp với thực tế và quy định của hợp đồng. Trong trường hợp cần thiết, chủ đầu tư có thể thỏa thuận với các nhà thầu trong hợp đồng xây dựng về việc giao cho nhà thầu giám sát thi công. Yêu cầu chỉnh sửa các nội dung nêu trên.
d) Phê duyệt vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng và thiết bị được sử dụng trong công trình.
đ) Theo dõi và đôn đốc nhà thầu thi công công trình và các nhà thầu khác. Để đảm bảo tuân thủ thiết kế và tiến độ công trình.
e) Giám sát tuân thủ các quy định về an toàn trong quá trình thi công xây dựng công trình. Bao gồm cả các biện pháp đảm bảo an toàn cho công trình và khu vực xung quanh.
g) Đề xuất sửa đổi thiết kế khi phát hiện sai sót hoặc không phù hợp trong thiết kế.
h) Yêu cầu tạm dừng thi công nếu công việc xây dựng không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật. Hoặc không đảm bảo an toàn, vi phạm quy định về an toàn lao động. Hoặc có nguy cơ tai nạn lao động. Chịu trách nhiệm giải quyết các vướng mắc, xử lý sự cố trong quá trình thi công, tuân thủ quy định của Nghị định.
i) Đánh giá kết quả kiểm tra vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng và các tài liệu liên quan cho nghiệm thu. Kiểm tra và xác nhận bản vẽ hoàn công.
k) Thực hiện thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng các phần công trình, hạng mục công trình theo quy định (nếu cần).
l) Thực hiện quy trình nghiệm thu theo quy định tại Điều 21, 22, 23 của Nghị định; xác nhận khối lượng xây dựng hoàn thành.
m) Thực hiện các công việc khác theo hợp đồng xây dựng.
- Chủ đầu tư có quyền tự thực hiện hoặc thuê tổ chức tư vấn đủ năng lực. Để giám sát các nhiệm vụ quy định tại khoản 1.
- Trong trường hợp sử dụng hợp đồng tổng thầu EPC hoặc hợp đồng chìa khóa trao tay, việc giám sát thi công xây dựng được quy định như sau:
a) Tổng thầu chịu trách nhiệm giám sát việc xây dựng của mình và của nhà thầu phụ. Có thể tự thực hiện hoặc thuê nhà thầu tư vấn đủ năng lực. Để thực hiện các nhiệm vụ giám sát quy định tại khoản 1. Nhưng phải được ghi rõ trong hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư.
b) Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra việc giám sát thi công xây dựng của tổng thầu. Và có quyền tham gia vào quá trình kiểm tra, nghiệm thu các công việc xây dựng quan trọng. Phải thỏa thuận trước với tổng thầu trong kế hoạch kiểm tra, nghiệm thu theo quy định.
- Để thực hiện giám sát theo quy định ở khoản 2 và điểm a của khoản 3. Tổ chức phải thiết lập hệ thống quản lý chất lượng và có đủ nhân sự tại công trường. Tuỳ theo quy mô và yêu cầu của dự án. Tổ chức giám sát xây dựng bao gồm giám sát trưởng và giám sát viên. Tùy thuộc vào quy mô và tính chất của dự án. Những người thực hiện giám sát này phải có chứng chỉ hành nghề giám sát xây dựng phù hợp với chuyên ngành, được đào tạo và cấp công trình.
- Tổ chức hoặc cá nhân giám sát xây dựng công trình phải lập báo cáo theo nội dung quy định tại Phụ lục IV của Nghị định này và gửi cho chủ đầu tư. Họ phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực và khách quan của báo cáo. Báo cáo được lập trong các trường hợp sau:
a) Báo cáo định kỳ hoặc báo cáo theo giai đoạn thi công theo quy định tại Phụ lục IVa của Nghị định này. Thời điểm lập báo cáo được quy định bởi chủ đầu tư.
b) Báo cáo khi nghiệm thu giai đoạn, nghiệm thu hoàn thành gói thầu, hạng mục công trình, hoặc công trình xây dựng theo quy định tại Phụ lục IVb của Nghị định này.
Autotimelapse - Giải pháp cập nhật tiến độ xây dựng công trình
Hotline: (+84)886885808 – (+84)888985808
Địa chỉ: Tòa nhà D8, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trần Đại Nghĩa, Hà Nội, Việt Nam
Email: autotimelapsevn@gmail.com
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCgRFxKxd2vt5gn_mbS1sJgA