Quy trình giám sát xây dựng công trình thi công chi tiết A-Z

Quy trình giám sát thi công xây dựng được thực hiện đúng sẽ giám đảm bảo chất lượng và hiệu quả trong quá trình giám sát. Chủ thầu có trách nhiệm quản lý, yêu cầu đối với việc giám sát và các nội dung giám sát thi công xây dựng mới nhất.

Giám sát thi công xây dựng là gì?

Giám sát thi công xây dựng là quá trình kiểm tra, giám sát và đảm bảo các công việc xây dựng được thực hiện đúng theo các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy định pháp luật, các bản vẽ thiết kế và yêu cầu của chủ đầu tư.

Trong quá trình giám sát thi công, các nhân viên giám sát sẽ thường xuyên kiểm tra chất lượng các vật liệu được sử dụng, các công đoạn xây dựng và đảm bảo an toàn lao động cho nhân viên thi công. Ngoài ra, họ cũng phải đảm bảo việc sử dụng các tài nguyên như nước, điện, vật liệu xây dựng được tiết kiệm và hiệu quả.

quy-trinh-giam-sat-thi-cong-xay-dung

Mục đích của giám sát thi công xây dựng là đảm bảo công trình xây dựng được hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng và an toàn, tránh các sai sót trong quá trình xây dựng, tối ưu hóa chi phí, đảm bảo sự hài lòng của chủ đầu tư và người sử dụng công trình.

Các yêu cầu với việc giám sát thi công

Thực hiện trong suốt quá trình thi công từ khi khởi công, thực hiện cho đến quá trình hoàn thành, nghiệm thu công trình xây dựng.

Giám sát thi công đúng với thiết kế xây dựng được phê duyệt, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn lỳ thuật và quy định về quản lý, sử dụng vật liệu xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật và hợp đồng xây dựng.

Người giám sát phải có tính trung thực, khách quan và không vụ lợi.

Quy trình giám sát thi công xây dựng

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ thiết kế

Bước đầu tiên là xem xét các tài liệu thiết kế chung cũng như các thông số kỹ thuật để xây dựng.

Thẩm định kỹ hồ sơ thiết kế thi công của công trình xây dựng, thẩm tra dự toán và các yêu cầu kỹ thuật nhằm phát hiện những thiếu sót và sớm có biện pháp khắc phục hậu quả hoặc bổ sung các điều kiện đảm bảo an toàn, chất lượng công trình.

Bước 2: Xây dựng kế hoạch giám sát thi công

Căn cứ vào hồ sơ thiết kế và các thông số kỹ thuật khác, kỹ sư chính sẽ lập kế hoạch giám sát cụ thể để đảm bảo chất lượng công trình.

quy-trinh-giam-sat-thi-cong-xay-dung

Bước 3: Đánh giá hồ sơ thiết kế thi công

Đây là bước kiểm tra, rà soát toàn bộ hồ sơ thiết kế thi công trong mỗi công trình. Đảm bảo các công việc được thực hiện theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

Bước 4: Giám sát từng hạng mục xây dựng

Bước thứ tư, kỹ sư giám sát sẽ chịu trách nhiệm giám sát chặt chẽ từng công trình cụ thể. Đảm bảo đúng kỹ thuật các số liệu với thiết kế, kịp thời phát hiện những sai sót không đáng có trong quá trình thi công.

Bước 5: Đảm bảo tiến độ thi công

Thường xuyên đôn đốc và giám sát chặt chẽ các tiến độ thi công nhằm bám sát tiến độ theo kế hoạch ban đầu. Nghiên cứu các đề xuất giải pháp nhằm rút ngắn thời gian thi công.

quy-trinh-giam-sat-thi-cong-xay-dung

Bước 6: Quản lý giá thành xây dựng

Các kỹ sư cần theo sát, tính toán và báo cáo các tình hình chênh lệch giá vật liệu tại thời điểm thi công hay hồ sơ giấy tờ để kịp thời điều chỉnh, cân đối dự toán chi phí.

Bước 7: Lập báo cáo định kỳ

Thường xuyên lập báo cáo định kỳ hàng tuần, tháng về những sai sót, hạn chế. Để từ đó đưa ra các giải pháp kịp thời, đúng chuẩn. 

Bước 8: Nghiệm thu công trình

Đây là công đoạn cuối cùng của quá trình nghiệm thu từng hạng mục và toàn bộ công trình để đảm bảo chất lượng bàn giao khi đưa vào sử dụng.

Autotimelapse - Giải pháp cập nhật tiến độ xây dựng công trình

Hotline: (+84)886885808 – (+84)888985808

Địa chỉ: Tòa nhà D8, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trần Đại Nghĩa, Hà Nội, Việt Nam

Email: autotimelapsevn@gmail.com

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCgRFxKxd2vt5gn_mbS1sJgA

call
zalo
zalo
FB