Chụp TIME-LAPSE: Hướng dẫn toàn tập từ A đến Z

Chụp time-lapse là một kỹ thuật nhiếp ảnh đã xuất hiện khá lâu, tuy nhiên cũng chưa có nhiều người biết rõ về kỹ thuật độc đáo này. Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về nó, hãy cùng Autotimelapse khám phá qua bài viết sau đây nhé.

chup-time-lapse

Nguyên tắc khi chụp time-lapse 

  • Khi chụp liên tiếp mỗi giây một frame ảnh rồi dựng lên làm video và phát với tốc độ 30 hình/giây hoặc cao hơn thì thời gian thực sẽ được đẩy nhanh tối thiểu 30X.
  • Thời gian chụp xong 1 frame ảnh càng lâu hoặc thời gian delay giữa các frame càng ngắn thì thời gian của video sẽ càng được đẩy nhanh hơn nữa.
  • Đấy là lý do mình tạm gọi kỹ thuật này là “Tua nhanh thời gian”, để giúp mắt nhìn thấy ngay cả các chuyển động cực chậm (hoa nở, mây trôi) hay đẩy nhanh chuyển động thông thường nhằm tạo “kịch tính” cho khung cảnh.
  • Cứ mỗi giây video Time-lapse cần có 30 frame ảnh (30 fps) , như vậy sau 1 phút bạn sẽ mất 1800 frame ảnh. Nên có những clip tiêu tốn đến cả chục ngàn tấm ảnh là chuyện hết sức bình thường.
  • Kỹ thuật Time-lapse này trái ngược với kỹ thuật Time-warp (làm giảm thời gian) – bằng cách quay phim với tốc độ khung hình 10,000 hình/giây, sau đó phát lại với tốc độ khung hình thông thường 30fps để chúng ta có thể nhìn thấy các chuyển động cực nhanh như súng nổ, vỡ ly. .. 

Tại sao lựa chọn chụp time-lapse quay phim dự án?

  • Tận dụng tính năng bù sáng của máy ảnh DSLR để bắt được các vùng sáng hay dải nhiễu (motion blur) trên đường phố, việc này cũng tăng tốc độ (speed) và chuyển động (motion) . Đây cũng là lý do lớn nhất khiến cho bạn cảm thấy đại đa số những clip Time lapse được quay là cảnh giao thông trên thế giới. 
  • Chụp ảnh DSLR có chất lượng cao (4K, 5 K) hơn nhiều so với (thông thường sẽ là Full HD) 
  • Chất lượng ảnh chụp sẽ đẹp hơn so với quay phim trên bất kỳ máy ảnh DSLR nào.
  • Có thể delay giữa nhiều frame khi chụp, sau đó khi quay với tốc độ 30 hình/giây (fps) , thời gian thực sẽ được đẩy lên để làm tăng tốc các chuyển động thông thường vốn chậm hay cực chậm: mây bay, mặt trời mọc/lặn và thậm chí là hoa nở. Ví dụ: 

Khi chụp cảnh xe chạy ban đêm, cứ mỗi giây bạn chụp 1 ảnh, khi trình chiếu clip với tốc độ 30fps, bạn đã “tăng tốc” cho phương tiện gấp 30 lần. 

  • Khi thấy hoa nở rộ, cứ mỗi 5 phút bạn chụp 1 ảnh, khi trình chiếu clip với tốc độ 30fps, bạn đã đẩy nhanh thời gian thực gấp: 5 x 60 giây x 30fps = 9000 lần 
  • Trên hết, khi xem Time-lapse, bạn sẽ thấy được sự sôi động của cảnh quay, nhấn mạnh hay có thể gọi là tăng sự chuyển động và tốc độ, từ đó cảm nhận được sự năng động của khung cảnh. 

Một vài hình thức time-lapse khác

Drive-lapse: cắm máy ảnh trên nóc xe hơi hay mô tô, xe máy để chụp exposure time (1/10 0 giây vào ban ngày hoặc 1/25 giây vào ban đêm) , chụp 3 frame/giây (Continuous) và khi chiếu video 30fps thì bạn phải đẩy nhanh tốc độ quay của camera tới 10 lần. Cẩn thận: vì camera luôn chuyển động theo xe, do đó bạn cần đảm bảo cho sensor máy ảnh không dính bụi trước khi quay, nếu không bạn sẽ phải khá vất vả để “xoá mụn” cả ngàn frame ảnh với góc nhìn khác nhau theo hướng đi của xe. 

 Floral Time lapse: mắt thường không thể xem được quá trình hoa nở, do đó nếu cứ 5-10 phút bạn quay 1 frame ảnh và phát video 30fps, bạn đã đẩy nhanh tốc độ hoa nở lên 9000-18000 lần, quá trình hoa nở mất 10 tiếng ấy sẽ chỉ diễn ra trong vòng 2-5 giây. Thêm nữa, khi mình chụp time-lapse hoa mai trắng ở dưới, kinh nghiệm cho biết hoa mai thường nở vào khoảng tầm 3 h-6 h sáng, nếu ngoài thời điểm trên, bạn có tưới nước nóng hay phơi nắng kiểu gì thì hoa cũng không “chịu” nở: 

chup-time-lapse

Các thiết bị cần thiết khi chụp time-lapse 

Camera + lens

Bất kỳ máy ảnh nào từ DSLR hay Point & Shoot miễn gắn được wired remote là đều có thể chụp time-lapse được. Tuy nhiên mình khuyên nên chọn DSLR để có được chất lượng ảnh đẹp và tuỳ chỉnh được theo ý muốn. 

Tuỳ góc chụp và bố cục khung hình, bạn nên lựa chọn tiêu cự lens thích hợp: từ Fisheye, ultra wide, normal cho đến tele và cả super tele.

Tripod

Không thể thiếu và được coi là “vật bất ly thân”. Trong suốt quá trình quay phim bạn phải giữ tripod luôn cố định, nếu vì bất kỳ lý do gì làm thay đổi vị trí tripod: như thời tiết, do mưa bão thì video clip đó trông sẽ rất. ..non-pro. Trong trường hợp bạn sử dụng Dolly ngang hoặc tròn muốn có các góc panning đẹp, cần phải chắc chắn vị trí của camera và đế lắp camera trên Dolly luôn cố định.

Timer-remote

Đây mới thực sự là “trái tim” của camera với chức năng đưa ra các time interval (tạm dịch là những khoảng thời gian khác nhau) nơi máy sẽ hoạt động (tức trigger được lệnh “bắn “) . Ví dụ: “bắn” sau mỗi 1 giây hoặc 2 giây (chụp ô tô chuyển động) , 5 giây (khi chụp cây) , 5 phút hay 10 phút (lúc hoa nở rộ) . .. Ngoài ra, timer remote cũng có màn hình LCD cho phép các bạn dễ dàng xác định được số lượng frame muốn chụp và theo dõi tiến trình xử lý (đã chụp/còn bao nhiêu frame) , việc này rất hữu ích khi tính toán thời gian của video thành phẩm sẽ là bao lâu. 

Wired remote

Đôi lúc mình cũng sử dụng cả dây bấm mềm để Lock nút chụp cho máy “bắn” liên tục, như vậy sẽ giảm tới mức tối thiểu thời gian delay giữa các frame, làm khoảng cách giữa các frame trở nên gần hơn nữa. Bạn nhớ chuyển đổi máy ảnh sang chế độ chụp Continuous. e. 

Interval timer shooting

Đây là chế độ có sẵn trong 1 số dòng máy Nikon: D300, D300s, D7000. .. đều tiện lợi và gọn nhẹ, khỏi tốn điện. 

Thông số kỹ thuật khi chụp time-lapse 

Chế độ M

Lựa chọn exposure phù hợp với cảnh chụp và giữ nguyên thông số (Tốc độ và khẩu độ) được cố định trên tất cả các frame, khi ánh sáng môi trường thay đổi thì bạn sẽ cảm nhận rõ ràng sự thay đổi này. Còn nếu chọn Auto, Av hay Tv thì các frame lúc nào cũng sáng đều hoặc đồng chí là frame tối frame sáng không đều hoặc không liền mạch, do đó bạn sẽ không còn cảm nhận ra những chuyển động “mượt mà” khi ánh sáng môi trường thay đổi. 

ISO

Cố định xuyên suốt cảnh chụp và chỉ khi nào có 1 shot khác mới cần điều chỉnh ISO. Điều thú vị là ở chỗ: bình thường ai cũng sẽ bảo bạn hãy chụp ảnh với ISO thấp nhất có thể nhằm giảm noise, đều này hoàn toàn hợp lí. Nhưng nhiều khi chụp trời tối và bạn phải mở khẩu độ hết cỡ mà vẫn chưa đủ sáng, vậy cũng đừng ngần ngại đẩy ISO lên 1600, tuy có noise đấy nhưng khi bạn resize frame ảnh JPEG từ 2 K/3 K/4K/5 K sang Full HD (1920 px) thì cũng đã giúp loại bỏ noise kha khá, ngoài ra tiết tấu của clip Time-lapse cực nhanh nên sự tập trung của người xem sẽ không còn chỗ cho noise nữa rồi. 

White Balance (WB) cố định

Không nên dùng Auto WB bởi nó dễ khiến cho frame hình có tông màu khác nhau, dẫn đến clip thành phẩm nhìn sẽ không đồng màu. Tuy nhiên, nhiều dòng máy mới hiện nay đã được cải tiến khả năng AWB khá tốt mà bạn có thể thử, đặc biệt là trong những lúc chuyển trời bình minh và hoàng hôn. 

chup-time-lapse

Độ phân giải ảnh

Như đã đề cập ở trên, khi chụp Time-lapse, bạn nên chụp ở độ phân giải cao nhất của máy, như vậy clip thành phẩm sẽ có độ phân giải “khủng” 4K hoặc 5K, hơn rất nhiều so với định dạng video (Full HD) . Tuy nhiên, bạn nên chọn JPEG chứ tránh chụp RAW bởi sẽ làm giảm dung lượng thẻ nhớ, hao pin, máy buffer chậm và tải file không nhanh. Mình hay để tuỳ chọn độ phân giải ảnh là S (tầm 2K pixel) nên các clip Time-lapse thành phẩm của mình đều là Full HD (1920 x 1080) 

Auto focus (AF) hay Manual Focus (MF) ? 

Giả sử lúc đang chụp có con vật hoặc cái cây bay ngang, nếu là AF thì DOF tại frame đó sẽ khác các frame còn lại, như vậy lại mất thời gian và pin cho focus nữa. Cho nên câu trả lời chắc chắn là MF. Thực ra thì bạn nên AF trước khi chụp, sau đó chuyển sang MF và cứ thế mà “phạch phạch” hoặc “chẹt chẹt” thui. Còn nếu bạn có thể focus chuẩn xác bằng tay với MF thì quá tốt rồi, vì bạn sẽ rất nhiều lợi thế khi áp dụng thủ thuật ở phần 9a bên dưới. 

Exposure time vs. Time interval: 

Bạn nên điều chỉnh thời gian delay giữa các frame (khoảng thời gian từ lúc dừng frame này đến khi bắt đầu frame khác) , như thế video TL sẽ chậm (smooth) hơn và ko có cảm giác “nấc cục”. Nên điều chỉnh exposure time sao cho gần bằng interval time, ví dụ exposure time là 1.6 giây thì time interval phải là 2 giây, cũng như vậy bạn để máy có 0.4 giây được “nghỉ ngơi”. Thực tế, khi mình quay TL thì làm cho máy ko có thời gian được “thở” ngay, cứ “phạch phạch” mãi đến đủ số lượng frame bạn mới ngừng. 

FPS (frame per second) : 

Đây cũng là yếu tố tác động nhiều đến chất lượng của 1 clip Time-lapse, mình hay quay 25 – 30fps. Tuy nhiên, ở những clip có chuyển động nhanh, bạn chỉ nên làm FPS cao khi thời gian delay của mỗi frame rất ít, nếu không thì người xem lại sẽ choáng váng và buồn nôn nữa. Còn với cảnh quay có hoa nở thì khác, thời gian delay phải tương đối dài (5-10 phút) bởi hoa nở sẽ khá lâu. 

chup-time-lapse

Tưởng chừng như việc xác định FPS này sẽ thuộc về mảng Xử lý hậu kỳ, tuy nhiên thật ra ngay từ trước khi chụp Time-lapse, bạn nên xác định rõ FPS sẽ là bao nhiêu, bởi nó sẽ tác động vào tốc độ chung của toàn bộ clip TL, lúc ấy mình sẽ biết được thời gian exposure time lẫn time interval là bao nhiêu cho phù hợp. 

Một số setting điển hình khi sử dụng Timer remote  

Phơi sáng ban đêm: exposure time 1.6 giây, time interval 2 giây. 

Đường phố đêm: exposure time 1/100 giây hoặc 1/20 giây (nếu có motion blur) , time interval 1 giây 

Hoa nở: exposure time 1/60 giây, time interval 5 – 10 phút. 

Mây: exposure time 1/60 giây, time interval 2 – 5 giây. 

Thác nước (motion blur) : exposure time 0.5 giây, time interval 1 giây. 

Công trường hoặc cảnh trang trí sân khấu: exposure time 1/50 giây, time interval từ 5 giây trở lên. 

Dòng người chuyển động (motion blur) : exposure time 0.6 – 1.6 giây, time interval từ 1 – 2 giây trở lên. (Tham khảo clip Hoa Mai tự mình quay ở trên mạng có sử dụng filter ND-8 vào ban ngày) . 

Khi sử dụng Wired remote  

Chụp với exposure time giống như ở trên, nhưng time interval thì bạn không phải chú ý nữa. 

Bạn chỉnh camera ở chế độ chụp Continuous và Lock nút chụp trên remote, cách này có hạn chế là bạn không thể tự đếm số lượng frame đã chụp để dừng lại cho kịp lúc nên camera chỉ biết “bắn” rồi “bắn” tiếp thôi. Nhưng lợi ích rất lớn là: khiến cho video rất smooth, bởi vì lúc đó bạn “bóp cổ” trigger để bắn phá cho nên mọi chuyển động đều sẽ liên tục và không bị ngắt quãng, do thời gian delay giữa các frame là cực ngắn. 

Thực tế, khi mình áp dụng phương pháp này với Canon 60D để quay 2 clip Đông Tây ở trên và rất nhiều clip sau nữa (chất lượng JPEG: S 1) vẫn có thể bắn một cách bình thường, còn với Nikon D90 thì chỉ chụp đc 100 frame liên tiếp là do bị limit buffer. Tuy nhiên ngay lúc bị ngắt này thì bạn chỉ cần Unlock nút chụp trên wired remote khoảng 1 giây sau đó Lock tiếp và cứ thế mà “phạch phạch” luôn. 

chup-time-lapse

Thời điểm và địa điểm phù hợp để chụp time-lapse

a. Bất cứ thời gian nào trong ngày: sáng, trưa, chiều tối, ngoại trừ những thời điểm xảy ra sự thay đối quá lớn về ánh sáng (WB) trong ngày như lúc bình minh và lúc chạng vạng, đấy thực chất là một cuộc chạy đua với thời gian vì có cường độ ánh sáng thay đổi cũng đồng nghĩa với việc WB thay đổi theo, đòi hỏi người chụp cần phải có khả năng nhạy cảm để điều chỉnh cho thích hợp 

b. Địa điểm: không có giới hạn, bất kì nơi nào xảy ra các hiện tượng di chuyển: đoàn người, xe cộ, mây đen, sao trên bầu trời, bờ sông, hồ nước, vườn cây, bến cảng, nhà ga, đường cao tốc, xa lộ. .. Tuy nhiên nếu tiếp cận được các view rộng và sâu thì sẽ đem đến cái nhìn chi tiết và tổng quan hơn về khung cảnh đó. Mình thường hay chọn view cao (nóc các cao ốc) để bấm máy bởi như vậy sẽ bắt trọn toàn cảnh bao gồm cả đường chân trời (skyline) và độ sâu của góc nhìn gần như là hết mọi clip Time-lapse của mình mà các bạn đã xem. 

Xem thêm: Quay chụp công trình ứng dụng kỹ thuật timelapse

Autotimelapse - Giải pháp cập nhật tiến độ xây dựng công trình

Hotline: (+84)886885808 – (+84)888985808

Địa chỉ: Tòa nhà D8, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trần Đại Nghĩa, Hà Nội, Việt Nam

Email: autotimelapsevn@gmail.com

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCgRFxKxd2vt5gn_mbS1sJgA

call
zalo
zalo
FB